Để máy móc hoạt động tốt hơn thì việc kiểm soát và xử lý sự cố kịp thời là việc rất quan trọng. Bảo dưỡng phòng ngừa thuộc cấp độ thứ 2 trong 4 cấp độ bảo dưỡng chung mà thế giới đang áp dụng. Ở nước ta các nhà máy công nghiệp hiện nay chủ yếu áp dụng hình thức bảo dưỡng phòng ngừa này. Có nhiều người tiêu dùng cứ nghĩ rằng bảo dưỡng vòng bi như thế nào cũng được. Nhưng đó là suy nghĩ rất sai lầm, nếu bảo dưỡng không tốt không chỉ không mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó có thể dẫn đến vòng bi dễ hư hỏng. Để giải quyết vấn đề này hãy cùng xem tiếp bài viết dưới đây để biết cách bảo dưỡng vòng bi hiệu quả nhất.
Vậy bảo dưỡng phòng ngừa là gì?
Bảo dưỡng phòng ngừa là tập hợp các hoạt động nhằm kéo dài tuổi thọ của máy và tránh những hư hỏng trước thời hạn. Bảo dưỡng phòng ngừa chủ yếu tồn tại dưới hình thức:
- Bảo dưỡng định kỳ: Tức là dựa theo các khuyến cáo của nhà sản xuất máy hoặc theo kinh nghiệm của đội bảo dưỡng của các nhà máy.
- Bảo dưỡng có điều kiện (nhân một thiết bị bị hỏng thì dừng máy để bảo dưỡng cả dây truyền). Trong bảo dưỡng phòng ngừa thì kỹ thuật giám sát tình trạng là kỹ thuật lỗi.
Giám sát tình trạng máy là quá trình xác định tình trạng máy trong lúc hoạt động hoặc trong lúc ngừng máy. Ngày nay, các thiết bị giám sát đã phát triển đến trình độ cao. Điều này giúp cho nhà quản lý vận hành máy có được các thông số chính xác để ra quyết định bảo dưỡng nhằm hạn chế tối đa việc sự cố ngoài kiểm soát. Việc giám sát có thể thực hiện bằng giác quan của con người hoặc bằng máy móc.
Bằng giác quan của con người
- Nhìn: Quan sát các khe hở, lỗ thủng, khói, mầu sắc…
- Ngửi: Nhận biết các hiện tượng rò gỉ, quá nhiệt…
- Nghe: Các tiếng ồn không bình thường.
- Sờ: Các rung động bất thường, nhiệt độ bất thường.
Bằng máy móc
Thường sử dụng các máy như áp kế, nhiệt kế, ampe kế, các chuông báo động, đèn báo động. Đó là những thiết bị thô sơ nhằm cung cấp cho người vận hành những khác biệt bất thường trong dây chuyền sản xuất. Những dụng cụ này nhằm loại đi những ý kiến cá nhân. Đây là các dụng cụ thích hợp với hầu hết các máy móc thiết bị. Nó giúp nhận biết các vấn đề cơ bản đang tồn tại.
Ngoài những kỹ thuật giám sát cơ bản trên, ngày nay người ta còn có thể sử dụng các loại máy móc hiện đại. Mục đích để đáp ứng ngày càng cao các kỹ thuật bảo dưỡng.
- Phân tích phổ rung: Có thể chuẩn đoán chính xác các hư hỏng tồn tại trong máy trước khi dùng máy.
- Phân tích mảnh vụn: Đo tỷ lệ mảnh vụn trong dầu bôi trơn để chuẩn đoán tình trạng máy.
- Giám sát hiệu năng: Báo cáo hiệu năng của máy để phát hiện các bất thường.
- Trí tuệ nhân tạo: Sử dụng mạng trí tuệ nhân tạo có cài đặt trong máy để cung cấp những thông tin bất thường của máy, giảm thiểu tình trạng dừng máy đột ngột.
Trong sản xuất công nghiệp nói chung, thiệt hại của việc dùng máy đột ngột là rất lớn. Để giảm thiểu thiệt hại, chúng ta nên áp dụng các biện pháp giám sát thiết bị nhằm đem lại các lợi ích kinh tế to lớn:
- Kéo dài tuổi thọ ổ trục vòng bi .
- Tối đa hóa năng xuất máy.
- Tối thiểu hóa thời gian dừng máy.
- Kéo dài an toàn khoảng thời gian giữa hai lần dừng máy.
- Cải thiện thời gian sửa chữa,
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tỷ lệ phế phẩm ,
- Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng.
- Tăng độ an toàn chung của toàn nhà máy.
Các lưu ý chính khi xử lý vòng bi:
Giữ vòng bi và khu vực xung quanh nơi đặt vòng bi sạch sẽ: chất bẩn hay bụi bẩn thậm chí không nhìn thấy được bằng mắt thường đều ảnh hưởng có hại cho vòng bi. Vì vậy luôn giữ vòng bi và môi trường xung quanh sạch sẽ để tránh sự xâm nhập của bụi bẩn.
Cẩn thận khi thao tác với vòng bi: các chấn động mạnh trong suốt quá trình thao tác có thể gây xước hay làm phá hỏng vòng bi. Tác động mạnh có thể gây vỡ hay nứt.
Sử dụng các dụng cụ hợp lý
Ngăn ngừa sự ăn mòn: mồ hôi từ tay cầm hay các chất bẩn khác có thể gây ăn mòn vòng bi. Do đó cần giữ tay sạch hoặc đeo găng tay nếu có thể khi xử lý vòng bi.
Lắp đặt vòng bi
Việc lắp đặt vòng bi ảnh hưởng đến độ chính xác, tuổi thọ và sự hoạt động về sau. Đề nghị lắp vòng bi theo các bước sau đây:
- Vệ sinh vòng bi và các bộ phận xung quanh
- Kiểm tra kích thước và tình trạng các bộ phận liên quan
- Tiến hành theo quy trình lắp.
- Kiểm tra lần cuối xem vòng bi đã được lắp hợp lý chưa.
- Cung cấp đúng loại và đủ lượng chất bôi trơn.
Hầu hết các vòng bi quay cùng trục, nên phương pháp lắp thường là lắp chặt trục với vòng trong của bi và có khe hở giữa vòng ngoài vòng bi với lỗ thân gối đỡ.
Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những cách bảo dưỡng vòng bi hiệu quả nhất. Hi vọng bài viết này sẽ có ích và giúp bạn có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc bảo dưỡng này.
* Nếu có bất kì thắc mắc nào về Gối Đỡ Vòng Bi thì quý khách có thể liên hệ với VNS Group với thông tin bên dưới
Thông tin liên hệ Công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Quốc Tế VNS
Tư vấn kỹ thuật và báo giá:
0969 666 603 (Mr. Nam: Sales Manager)
HotLine: 028 2200 3333
Email : Info@vnsgroup.com.vn | HoangNam.Agpps@gmail.com
Địa Chỉ VP: 453B Đường Chiến Lược, Khu Phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP.HCM.
Địa Chỉ Kho Hàng: C2/34/E3 Đường Bầu Gốc, Ấp 3, Xã Tân Kiên, Huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Website : www.vnsgroup.com.vn | www.khinen.com.vn | www.vnsgroup.net
Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được tư vấn những Option cao cấp hơn giúp tăng tuổi thọ của sản phẩm cũng như giảm thời gian bảo trì lắp đặt.