Để đảm bảo tính chính xác của sản phẩm, cần thiết phải sử dụng một hay nhiều công cụ đo kích thước khác nhau. Trong đó, dụng cụ đo Calip thường được sử dụng phổ biến ở các xưởng nhà máy chế tạo cơ khí và sản xuất.  

1. Dụng cụ đo Calip là gì?

Calip là dụng cụ đo gồm hai chân hoặc hàm điều chỉnh để đo khoảng cách giữa hai mặt đối diện của một vật thể. Chúng thường được dùng để đo độ dày và đường kính bên trong hoặc bên ngoài mà thang đo không thể đo được.

Trong sản xuất hàng loạt, dụng cụ đo calip được sử dụng cực kỳ rộng rãi. Bởi chúng cho phép thu nhận các chi tiết có kích thước nằm trong phạm vi dung sai. Đồng thời loại bỏ các chi tiết có kích thước nằm ngoài phạm vi dung sai.

Dụng Cụ Đo Calip Là Gì? Các Loại Calip Được Sử Dụng Phổ Biến Hiện Nay
Dụng cụ đo calip

2. Công dụng của dụng cụ đo Calip

Calip có thể được sử dụng để đo kích thước bên ngoài, kích thước bên trong, chiều sâu và bước. Ngoài đo độ dày và đường kính ngoài, một số loại Calip còn cho khả năng đo đường kính lỗ và khoảng cách giữa các bề mặt. 

Bên cạnh máy đo cmm thì dụng cụ đo Calip thường được sử dụng để đo lường chính xác trong các phòng thí nghiệm khoa học và các trường kỹ thuật. Công cụ này cũng được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại ngành, bao gồm y học, khoa học, kỹ thuật cơ khí, chế biến gỗ, gia công kim loại và lâm nghiệp.

3. Các loại dụng cụ đo Calip phổ biến hiện nay

Dụng cụ đo Calip có rất nhiều loại phục vụ cho từng nhu cầu đo khác nhau. Trong sản xuất hàng khối, người ta thường sử dụng rộng rãi các calip giới hạn để kiểm tra chất lượng sản xuất.

3.1. Phân loại calip theo giai đoạn sản xuất

  • Calip công tác: loại calip dùng để kiểm tra chi tiết trong khi gia công.
  • Calip nghiệm thu: dùng để kiểm tra thành phẩm.
  • Calip hiệu đối: được sử dụng để kiểm tra lại độ chính xác của hai loại dụng cụ trên.

3.2. Một số dụng cụ đo Calip phổ biến hiện nay

  • Calip trục (calip nút)

Đây là loại được sử dụng phổ biến để kiểm tra kích thước giới hạn của lỗ và rãnh khi sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất khối. 

Calip trục có cấu tạo gồm 2 đầu: đầu Q (để đo kích thước giới hạn nhỏ nhất của lỗ cần kiểm tra) và đầu KQ (để đo kích thước giới hạn lớn nhất của lỗ cần kiểm tra).

  • Calip hàm

Loại Calip này được dùng để kiểm tra kích thước giới hạn của chi tiết trục trong sản xuất hàng loạt.

Giống với Calip nút, Calip hàm cũng có thiết kế một thân và hai hàm đo. Trong đó một hàm qua được ký hiệu là Q (đo kích thước giới hạn lớn nhất của trục)  và một hàm không qua được ký hiệu là KQ (đo kích thước giới hạn nhỏ nhất của trục cần kiểm tra).

  • Calip khối đo trụ

Có cấu tạo hình trục trơn, không có phần chuôi cầm. Calip đo trụ có tác dụng kiểm tra đường kính các lỗ nhỏ. Chúng cũng được dùng để kiểm tra độ chính xác của các dụng cụ đo khác như panme, thước cặp,… 

  • Calip tròn/ vòng

Được sử dụng để kiểm tra đường kính các chi tiết có dạng trụ hoặc bước ren bên ngoài. Calip tròn còn có nhiều loại khác nhau để đo trục, đo độ côn, đo ren ngoài,…

4. Cách sử dụng Calip hiệu quả

Để đảm bảo tính chính xác của chi tiết, bạn cần sử dụng dụng cụ đo Calip hiệu quả và đúng cách. 

Bạn nên nhẹ nhàng đưa đầu đo của Calip vào chi tiết khi kiểm tra. 

Nếu đầu Q của Calip lọt qua chi tiết nhưng đầu KQ không được thì chi tiết đạt yêu cầu. Nếu chi tiết không thể cho đầu Q qua hoặc đầu KQ của Calip lọt qua chi tiết thì sản phẩm không đạt yêu cầu sản xuất.

Trong lúc kiểm định chất lượng, dụng cụ đo Calip giới hạn thường được sử dụng. Quá trình kiểm tra sản phẩm sẽ được chia thành 3 giai đoạn như sau:

  • Chi tiết thành phẩm có kích thước nằm trong giới hạn cho phép (đầu Q qua và đầu KQ không qua).
  • Chi tiết phế phẩm có thể sửa chữa được khi kích thước trục lớn hơn kích thước lớn nhất cho phép, còn kích thước của lỗ nhỏ hơn kích thước nhỏ nhất cho phép.
  • Chi tiết phế phẩm không thể sửa chữa được khi kích thước trục nhỏ hơn kích thước nhỏ nhất cho phép, kích thước của lỗ lớn hơn kích thước lớn nhất cho phép.

5. Hướng dẫn bảo quản dụng cụ đo Calip đúng cách

Để giúp dụng cụ đo Calip có tuổi thọ cao, sử dụng được lâu dài, bạn cần thực hiện như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ và chi tiết trước và sau khi sử dụng xong.
  • Trong khi kiểm tra bằng cách đưa Calip vào chi tiết. Cần giữ cho tâm Calip trùng với tâm của chi tiết cần kiểm tra.
  • Không được sử dụng lực để đẩy Calip hàm vào trục hoặc đẩy calip nút vào lỗ.
  • Không được kiểm tra chi tiết đang quay trên máy, tránh làm mòn nhanh chóng dụng cụ đo.
  • Trong khi sử dụng Calip cần nhẹ nhàng. Tránh va đập gây xước hoặc biến dạng ảnh hưởng đến chất lượng đo.
  • Cần bôi dầu và kiểm tra tình trạng Calip thường xuyên. Tránh để rỉ sét làm giảm tuổi thọ.

Trên đây Máy CNC nhập khẩu đã giới thiệu đến bạn những thông tin cơ bản về dụng cụ đo Calip. Cũng như phân loại và hướng dẫn sử dụng chúng đúng cách. 

Việc hiểu rõ các loại không những giúp bạn chọn được loại Calip phù hợp. Mà còn giúp cho kết quả đo được chính xác và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý cách bảo quản dụng cụ đo Calip hiệu quả để làm tăng tuổi thọ của chúng cũng như tiết kiệm không ít chi phí.

Thông tin liên hệ Công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Quốc Tế VNS

Tư vấn kỹ thuật và báo giá :

0969 666 603 (Mr. Nam: Sales Manager) 

0917 664 680 (Mr. Ngoan: Sales Manager)

HotLine: 028 2200 3333

Email : Info@vnsgroup.com.vn | HoangNam.Agpps@gmail.com

Địa Chỉ VP: 453B Đường Chiến Lược, Khu Phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP.HCM

Địa Chỉ Kho Hàng: C2/34/E3 Đường Bầu Gốc, Ấp 3, Xã Tân Kiên, Huyện Bình Chánh, TP.HCM

Website : www.vnsgroup.com.vn | www.khinen.com.vn | www.vnsgroup.net

Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được tư vấn những Option cao cấp hơn giúp tăng tuổi thọ của sản phẩm cũng như giảm thời gian bảo trì lắp đặt.

Bài viết liên quan

You cannot copy content of this page

0969.6666.03
chat-active-icon