DÙNG MÁY CNC ĐỤC CPU
iPhone hư hỏng, đem sửa tốn có khi lên tới bạc triệu. Nhiều người nghĩ rằng thợ “ăn dày” mà không biết, sâu xa bên trong họ cần rất nhiều thứ phải bỏ ra để sửa được một chiếc máy bệnh trở nên bình thường.
Hiện nay, iPhone được sử dụng rộng rãi ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đó không còn là một mặt hàng xa xỉ nữa mà đã trở thành bình dân mà ai cũng có thể mua được vì hàng xách tay đã có giá quá rẻ.
Bên cạnh đó, việc hư hỏng cũng diễn ra thường xuyên do người dùng bất cẩn hay đơn giản “đồ điện tử hên xui” mà hư. Vì thế, nghề sửa iPhone cũng khá dần lên do nhu cầu người dùng ngày càng nhiều.
Tuy nhiên, với chất lượng gia công ngày càng tốt của Apple thì việc sửa một chiếc điện thoại hư trở nên khó hơn nhiều so với trước. Đầu tư máy móc hiện đại chưa chắc đã giỏi, họ còn phải có tay nghề vững chắc sau nhiều lần dính “xương” thì mới có được.
Với việc các thợ sửa điện thoại ngày càng nhiều thì chỉ cần bỏ ra một số tiền tương đối là đã có thể học được nghề sửa chữa. Tuy nhiên, không chỉ có kiến thức và tay nghề giỏi là đã trở thành thợ giỏi.
Máy móc thiết bị cũng góp một phần không hề nhỏ trong việc sửa chữa một chiếc điện thoại. Có rất nhiều loại máy như máy khò, hàn, máy ép kính, CNC,… Trong đó, máy khò, hàn thì có thể dễ dàng tìm kiếm ở Việt Nam, còn những máy ép kính hay CNC thì khó hơn và chất lượng cũng khó lường hơn.
Máy CNC là máy được đặt riêng cho những thợ sửa phần cứng iPhone. Dùng để cắt bỏ những con CPU, CHIP trong Main một cách chính xác mà không ảnh hưởng tới IC xung quanh.
Theo cách thông dụng thì chỉ cần dùng mỏ khò, khò nóng CHIP rồi dỡ ra, tuy nhiên rất dễ ảnh hưởng tới linh kiện bên cạnh và chất lượng máy sau này sẽ không bền.
Với main của iPhone cực kì nhỏ và các linh kiện chồng chất lên nhau, việc đục hay khò một số IC hư hỏng rất khó khăn. Có thể chưa khò ra được mà đã hỏng luôn các linh kiện kế cận. Vì thế, CNC là một lựa chọn tối ưu cho việc sửa chữa.
Tuy nhiên, một chiếc máy CNC “xịn” đủ để giải quyết các vấn đề về phần cứng không phải là rẻ. Một dàn máy có giá khoảng 40 triệu trở lên. Một cửa hàng nhỏ lẻ hay một thợ mới ra nghề chưa chắc đã dám mua vì khó có thể hoàn vốn được. Vì thế máy này vẫn chưa phổ biến ở thị trường Việt Nam.
Mặc khác, máy móc được nhập trực tiếp từ Trung Quốc nên chỉ chất lượng tùy thuộc vào nguồn nhập. Một thợ với mối quan hệ chưa đủ rộng rãi có thể mua nhầm hàng kém chất lượng hoặc công nghệ cũ được xả với giá rẻ từ Trung Quốc.
Theo lời kể của anh Hiền, chủ cửa hàng Minh Hiền Apple sửa iPhone lâu năm ở đường Lý Thái Tổ: “Ở Sài gòn ít cửa hàng chơi máy CNC lắm, đa số thợ chơi mỏ khò, hàn cho đỡ tốn tiền. Mỗi lần gặp ca khó ăn thì mang main qua cửa hàng mình làm nhiều. Đầu tư cái dàn máy xịn mấy chục triệu mà làm cho anh em bạn bè mỗi lần thu một hai trăm ngàn cho có. Chủ yếu giúp anh em trong nghề đỡ phải “dính xương” thôi.”
Đó cũng cho thấy mặt tối của cái nghề sửa chữa điện thoại. Lời thì không nhiều mà rủi ro đủ đường!
Kết
Cái nghề nào cũng có cái “sướng” cái “cực” của nó. Cái quan trọng là phải làm ăn có tâm thì mới mong trụ vững với nghề. Xã hội ngày càng phát triển và đào thải những công nghệ cũ, lạc hậu và đưa vào những công nghệ mới.
Với những công nghệ hiện đại như vậy cùng với tay nghề cao, một chiếc máy hỏng vẫn có thể hoạt động bền bỉ như một chiếc máy chưa sửa chữa. Và người dùng cần tìm hiểu kỹ cũng như đến những nơi uy tín, có tay nghề cao để sửa chữa chiếc điện thoại của mình.